Tìm kiếm

Chuyên Mục Khác

GẮN BÓ NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN CỦA NGƯ DÂN TÀU CÁ BÌNH THUẬN

GẮN BÓ NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN CỦA NGƯ DÂN TÀU CÁ BÌNH THUẬN

Đang nghiên cứu

Đang gửi bài đăng báo tạp chí khoa học trong và ngoài nước: Bài báo

Hỗ trợ của BGH Trường Đại học Phan Thiết – Bình Thuận

                                                            MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

MH SEM

MÔ HÌNH SEM VÀ PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU

“GẮN BÓ NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN VIỆT NAM 

TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH THUẬN” 

 

Kính gởi:   Thầy Cô và Chuyên gia Giáo sư, Tiến sỹ, Cán bộ quản lý Ngành Thủy sản vùng  biển và Ngư dân tàu đánh bắt cá trên biển. 

 

Để có thêm thông tin từ Quý Chuyên gia ngành khai thác thủy hải sản trên biển, giúp cho độ tin cậy trong nghiên cứu mới lĩnh vực nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng, nhằm góp phần vào tiềm năng kinh tế biển và bảo vệ lãnh hải, biển đảo quốc gia.

Hoạt động nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá ở nước ta được hình thành từ rất sớm, có địa thế bờ biển dài 3.260 km, có hàng trăm ngàn ngư dân ven biển 28 tỉnh, thành trong cả nước đã gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển, đối với ngư dân thuyền là nhà, ngư lưới cụ là thiết bị phục vụ sản xuất thủy hải sản trên biển. Khoa học công nghệ phát triển, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã giúp cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam được nâng lên, quy mô tàu cá khá lớn, hoạt động đánh bắt thủy hải xa bờ và hợp tác khái thác với các nước trong khu vực.

Nghề đánh bắt trên biển ở nước ta đóng một vai trò khá quan trọng, việc tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi, bám biển dài ngày là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đồng thời, đó cũng là cơ sở, môi trường quan trọng để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của đất nước về nguồn tài nguyên biển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngư dân, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. 

Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể: 

– Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển… Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: “Gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận”

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 62.34.01.02

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn Khóa: NCS2017

Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.GVCC Đinh Phi Hổ

 

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Trong nghiên cứu này, tác giả đã đóng góp một số điểm mới về mặt học thuật

như sau:

Một là, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh được: mô hình gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá tỉnh Bình Thuận. bao gồm 05 thành phần: (i) nhận thức môi trường làm việc, (ii) chính sách, lợi ích, (iii) văn hóa thân thiện với gia đình, (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân, (v) hài lòng; và 05 thành phần này đều có tác động trực tiếp đến gắn bó tổng thể ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, so với mô hình lý thuyết nghề đánh bắt trên biển của tác giả trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình (2008) bao gồm 04 thành phần: (i) nhận thức môi trường làm việc, (ii) chính sách, lợi ích, (iii) văn hóa thân thiện với gia đình, (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân; cũng như mô hình Tuấn, Dũng và Duy (2014, 2016) 04 thành phần đã qua kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân: (i) khen thưởng và phúc lợi, (ii) hỗ trợ của nhà tổ chức, quản lý (iii) công bằng về chính sách, (iv) môi trường làm việc, thì mô hình gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận trong đó có 01 thành phần người thân, du khách trải nghiệm gặp gỡ trên biển đây chính là thành phần mới của nghề đánh bắt cá trên biển tại Việt Nam nói chung, của ngư dân tỉnh Bình Thuận nói riêng để phát triển ngành du lịch ra biển, đảo (Phú Quý, Trường Sa…) là hướng đi của chủ trương Chính phủ đúng và trúng.

Hai là, đề tài nghiên cứu nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận thực hiện theo cách tiếp cận đa chiều (thông qua phỏng vấn trực tiếp 02 nhóm đối tượng: ngư dân đang làm thuê trên tàu cá và ngư dân nghỉ làm việc trên tàu cá cũng như chủ tàu đã từng tham gia đánh bắt cá ở Bình Thuận) để đánh giá sự tác động của các thành phần nghề đánh bắt trên biển của ngư dân Bình Thuận đến nghề đánh bắt trên biển tổng thể; và mối quan hệ tác động giữa các thành phần với nhau. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được có sự khác biệt về mô hình nghề đánh bắt trên biển với môi trường làm việc trên biển khó khăn hơn làm việc trên bờ. Đối với ngư dân thì cảm nhận thu nhập và cảm nhận phiêu lưu trải nghiệm là 02 thành phần có tác động nhiều nhất đến nghề đánh bắt cá trên biển; trong khi đó, đối với ngư dân đã nghỉ làm việc trên tàu cá thì không có sự khác biệt tác động giữa các thành phần nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá tổng thể ở mức ý nghĩa 5%.

TP.HCM, ngày 30 tháng 4 năm 2019

                                               NCS. Nguyễn Anh Tuấn

 

 PHIẾU KHẢO SÁT 

      GẮN BÓ NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN CỦA NGƯ DÂN TÀU CÁ 

TỈNH BÌNH THUẬN

Xin chào Quý anh, chị (cô, chú)!

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu sinh Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu Luận án Tiến sĩ, Đề tài “Gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của Ngư dân tàu cá Bình Thuận”. 

Kính mong Quý anh, chị (cô, chú) dành chút thời gian cho ý kiến của mình về những câu hỏi dưới đây. Ý kiến khách quan của Quý vị sẽ góp phần quyết định sự thành công của nghiên cứu này. 

Tôi xin đảm bảo những thông tin nhận được từ Quý vị chỉ được dùng mục đích nghiên cứu đề tài này sẽ được giữ bí mật. Nếu Quý vị cần thông tin gì liên quan đến kết quả khảo sát này, xin liên hệ với chúng tôi.  

THÔNG TIN CHUNG

Xin vui lòng đánh dấu “X” vào ô thích hợp cho mỗi câu hỏi

  1. Anh chị (cô chú) đại diện cho:   chủ tàu ngư dân
  2. Địa phương của ngư dân: Tỉnh Bình Thuận                  nơi khác 
  3. Chiều tàu của Quý vị  đang đi khai thác: Từ 15m – 20 m               Từ 21m – 30m       Từ 30m trở lên
  1. Ngư trường nào Quý vị thường xuyên đánh bắt: địa phương         nơi khác        
  2. Cảng cá nào tàu về thường cặp bến sau chuyến ra khơi: địa phương         nơi khác       
  3. Hải sản đánh bắt được bán cho:   địa phương tàu thu mua trên biển
  4. Tàu của Quý vị vào bờ, cập cảng: 1 lần/1tháng       1 lần/2 tháng từ 1 lần/trên 3 tháng           
  5. Thâm niên nghề đánh cá:  Dưới 10 năm Từ 10 – 20 năm           Trên 20 năm 
  6. Tuổi từ 18 – 35                        từ 36 – 45 tuổi từ 46 tuổi trở lên
  7. Bậc học:  nhỏ hơn lớp 9             từ lớp 9 – 12   từ trung học trở lên  

   

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ NGHỀ ĐÁNH BẮT CÁ

TRÊN BIỂN CỦA NGƯ DÂN TÀU CÁ TỈNH BÌNH THUẬN

Quý anh chị (cô chú) vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng việc đánh dấu “X” vào ô có số điểm thích hợp đối với mỗi phát biểu sau đây về nghề đánh bắt xa bờ. Đề nghị đánh giá theo quy ước: 

  1. rất không đồng ý, 2- không đồng ý, 3- không có ý kiến, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý

 

STT Các phát biểu 1 2 3 4 5
I Môi trường làm việc trên biển
1 Môi trường làm việc trên biển gia đình lo lắng
2 Môi trường làm việc trên biển, ngoài trời, thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng 
3 Môi trường làm việc bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro: xung đột ngư trường, lãnh hải hay bị tấn công bởi tàu lạ nước ngoài 
4 Ngư trường bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thường xảy ra bão tố làm chìm tàu và ngư dân đánh bắt cá trên biển
5 Ngư trường đánh bắt cá thay đổi nhiều nơi, phải đi xa 
6 Nghề đánh bắt cá làm việc trên tàu cá ở ngoài biển khơi
7 Nghề cá xa bờ cô đơn và rủi ro cao hơn nghề khác 
8 Nghề đánh bắt cá theo chuyến biển nhiều ngày ngư dân mới được quay vào bờ về thăm gia đình; ngư dân làm việc trên tàu và ngủ tại đó
9 Ngư dân tàu cá ngoài khơi, được nhà quản lý theo dõi, giám sát hành trình khai thác thủy sản qua thiết bị truyền thông từ xa
II Chính sách, lợi ích
10 Ngư dân làm việc không ký kết hợp đồng lao động quy định, nên không được hưởng chính sách: BHXH, y tế, tai nạn, thất nghiệp, hưu trí
11 Ngư dân làm việc được trả thu nhập không cao
12 Ngư dân thiếu sự quan tâm của địa phương: miễn giảm học phí, quà ngày lễ, gia đình truyền thống đi biểnvà
13 Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do sự cố thiết bị công nghệ hoặc thiên tai do thời tiết xấu bất thường
14 Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do xung đột về lãnh hải, biển đảo quốc gia
III Văn hóa thân thiện với gia đình
15 Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức giao lưu gặp gỡ vào những dịp Tết, đám tiệc tại gia đình, tổ chức du lịch, nghỉ mát hàng năm
16 Chủ tàu, nghiệp đoàn thăm hỏi gia đình ngư dân, tặng quà vào dịp lễ Tết, khai giảng hay gặp bệnh, hoàn cảnh khó khăn    
17 Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức cho người thân gia đình gặp gỡ ngư dân tại nơi làm việc ngoài biển khơi
18 Ngư dân nghề đánh bắt cá sẽ đào tạo con em theo nghề cá truyền thống
19 Ngư dân được hưởng những ngày nghỉ theo Luật lao động để chăm lo hạnh phúc gia đình
IV Trải nghiệm, gặp gỡ người thân
20 Khi chủ tàu, nghiệp đoàn nghề cá có ý định tổ chức chuyến đi an toàn cho gia đình gặp gỡ người thân tại nơi ngư dân đánh cá ngoài biển khơi
21 Ngư dân cho gia đình trải nghiệm ra biển thăm cho biết nơi làm việc trên tàu cá ngoài khơi để giảm bớt lo lắng
22 Tổ chức nhà nghỉ giá rẻ, trải nghiệm, gặp gỡ người thân gần nơi bến cảng neo đậu tàu cá
23 Khi có tổ chức du lịch trải nghiệm trên biển, ngư dân giới thiệu bạn bè, người thân tham gia
24 Khi nghề đánh bắt cá trên biển bị thu hẹp ngư trường và sản lượng đánh bắt giảm dần, ngành du lịch trải nghiệm ra biển, đảo là hợp với chủ trương của Chính phủ    
V Hài lòng
25 Tôi hài lòng môi trường làm việc trên biển
26 Tôi hài lòng chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển
27 Tôi hài lòng văn hóa thân thiện với gia đình vùng biển
28 Tôi hài lòng trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển
29 Tôi hài lòng với nghề đánh bắt cá trên biển
VI Gắn bó nghề  
30 Tôi gắn bó với nghề đánh bắt cá trên biển 
31 Tôi rất tự hào là ngư dân của tỉnh Bình Thuận
32 Tôi sẽ động viên thế hệ con em nối tiếp nghề cá
33 Tôi sẽ gắn bó nghề cá truyền thống của gia đình
34 Tôi cố gắng làm việc tốt nghề đánh bắt cá trên biển

 

 

  • MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

 

gắn bó nghề của tác giả Tuấn, Dũng và Duy (2014, 2016) và các biến quan sát dùng để đo lường các nghiên cứu (khái niệm sự gắn bó và các thành phần của nó); tác giả John P. Meyer David J. Stanley Lynne Herscovitch Laryssa (2002) họ phát hiện ra rằng ba hình thức cam kết có liên quan nhưng vẫn có thể phân biệt với nhau cũng như sự hài lòng trong công việc, sự tham gia của công việc và cam kết nghề nghiệp. Cam kết ảnh hưởng và tiếp tục thường tương quan như mong đợi với các biến tiền đề được giả thuyết của họ; Wendy J. Casper Christopher M (2008), lợi ích cuộc sống làm việc và gắn kết tổ chức: Các mô hình lý thuyết và lợi ích tự quan tâm.  Nghiên cứu này xem xét hai giải thích lý thuyết cạnh tranh về lý do tại sao các chính sách công việc – cuộc sống như hỗ trợ chăm sóc phụ thuộc và lịch trình linh hoạt ảnh hưởng đến sự gắn kết của tổ chức. Mô hình tiện ích tự quan tâm đặt ra rằng các chính sách đời sống công việc ảnh hưởng đến sự gắn kết của tổ chức vì việc nhân viên sử dụng các chính sách này tạo điều kiện cho sự gắn bó. Mô hình báo hiệu cho rằng các chính sách này tạo điều kiện cho việc đính kèm gián tiếp thông qua hỗ trợ tổ chức; Và đây là mô hình mới nhất quan tâm liên quan trải nghiệm gặp gỡ cá nhân gia đình với tổ chức Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình (2008). Trong các xã hội công nghiệp hóa ngày nay, phần lớn cha mẹ làm việc toàn thời gian trong khi chăm sóc và nuôi dạy con cái và quản lý, bảo hộ gia đình, cố gắng giữ cuộc sống, để hoàn thành nhiều vai trò như cha mẹ, công nhân, bạn bè và con. Nhu cầu ngày càng tăng của nơi làm việc như đi sớm hoặc về muộn, nơi làm việc cách xa gia đình,… mâu thuẫn với nhu cầu làm cha mẹ. Đồng thời, thông qua công việc, mọi người ngày càng xác định tầm quan trọng và giá trị bản thân, và điều đó mang đến cơ hội phát triển cá nhân, tương tác với bạn bè và đồng nghiệp, và cung cấp thu nhập và lợi ích mà gia đình phụ thuộc vào công việc của họ. Mối quan hệ giữa công việc và gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu ngày càng tăng, về mặt hiểu biết căng thẳng, kiệt sức trong công việc, lòng tự trọng, vai trò bình đẳng giới, hành vi nuôi dạy con cái và cách mỗi khía cạnh ảnh hưởng đến những người khác. Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được phân tán rộng rãi trên các tạp chí về tâm lý học, nghiên cứu gia đình, kinh doanh, xã hội học, y tế và kinh tế và được trình bày trong các hội nghị khác nhau (ví dụ, APA, SIOP, Học viện Quản lý). Các chuyên gia trong lĩnh vực này rất khó theo kịp mọi thứ họ cần biết, với thông tin phân tán. Sổ tay này sẽ lấp đầy khoảng trống này bằng cách tổng hợp các vấn đề về lý thuyết, nghiên cứu, chính sách và thực tiễn nơi làm việc/tổ chức tại một nơi. Cuốn sách sẽ hữu ích như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong khu vực, như một hướng dẫn cho các học viên và các nhà hoạch định chính sách, và như một tài nguyên để giảng dạy trong cả các khóa học đại học và sau đại học; tiếp đó cũng là mô hình mới nhất về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân. Chính vì vậy, mô hình và các thang đo lường gắn bó nghề và các thành phần của nó cần được kiểm định ở những ngữ cảnh khác nhau để gia tăng độ tin cậy của các thang đo Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình (2008); Malgorzata Blicharska Patrik Rönnbäck (2018), Câu cá giải trí là một hoạt động quan trọng mang lại giá trị kinh tế và xã hội đáng kể. Quản lý hợp lý nghề cá giải trí phụ thuộc vào thông tin về việc sử dụng tài nguyên và các giá trị liên quan của các ngư dân khác nhau, nhưng thông tin đó rất hiếm, đặc biệt đối với nghề cá tiếp cận mở. Trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát với 471 ngư dân trên đảo Gotland của Thụy Điển ở biển Baltic, đã đánh giá sản lượng đánh bắt, tỷ lệ đánh bắt và thả (C & R) và giá trị kinh tế (chi tiêu và sẵn sàng trả, WTP) đánh bắt cá hồi biển 2015. 2015, 2016 Dữ liệu được phân tích liên quan đến thiết bị được sử dụng (bay và quay câu, lưới và ngư nghiệp hỗn hợp) và kết nối đánh cá đến địa điểm câu cá (cư dân thường trú và tạm thời, khách du lịch Thụy Điển và quốc tế). Có sự khác biệt nhỏ về tỷ lệ đánh bắt hàng ngày, nhưng sự khác biệt đáng kể về nỗ lực và sản lượng đánh bắt hàng năm giữa các ngư dân khác nhau, với ngư dân thường trú có sản lượng đánh bắt cao nhất. Những người câu cá có tỷ lệ C & R 86% và những người câu cá bay (> 95%) khác biệt đáng kể so với những người câu cá khác. Những người câu cá, đặc biệt là ngư dân bay và khách du lịch câu cá, có chi tiêu cao hơn nhiều mỗi năm, cá đánh bắt và cá giữ được so với ngư dân lưới. WTP trước khi từ chối đánh bắt cá, để tăng gấp đôi nguồn cung cấp cá và cho giấy phép đánh bắt tiềm năng cũng cao nhất trong số những người câu cá. Phát hiện của chúng tôi được thảo luận về các đặc điểm phân biệt cho các loại ngư dân giải trí khác nhau. Những nỗ lực đánh bắt cá, giá trị kinh tế và nhu cầu nghiên cứu sâu hơn cũng được nêu ra trong bối cảnh quản lý nghề cá và du lịch; Tuấn, Dũng & Duy (2014, 2016), các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân. Từ nhiều đời nay, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, sóng to, gió lớn, đặc biệt là các thế lực tranh chấp và cướp biển, nhưng ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường vươn khơi bám biển. Họ chính là những “cột mốc sống”, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển. Trong bối cảnh, diễn biến trên Biển Đông có nhiều phức tạp, làm thế nào để ngư dân gắn bó và tăng khả năng bám biển là vấn để cần được quan tâm, nghiên cứu, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng và trúng. Chính vì vậy, cần có một nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định mô hình gắn bó nghề; điều chỉnh thang đo gắn bó nghề và các thành phần của nó đối với gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Việt Nam: nghiên cứu điển hình trường hợp ngư dân tàu cá tỉnh Bình Thuận (xem xét trường ngư dân đi làm thuê trên tàu cá xa bờ) làm cơ sở xây dựng hình ảnh nghề đánh bắt cá trên biển kết hợp phát triển du lịch trải nghiệm trên biển, đảo của tỉnh Bình Thuận.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình (2008) bao gồm 04 thành phần: (i) nhận thức môi trường làm việc, (ii) chính sách lợi ích, (iii) văn hóa thân thiện với gia đình, (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân; cũng như mô hình Tuấn, Dũng và Duy (2014, 2016) 04 thành phần đã qua kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân: (i) khen thưởng và phúc lợi, (ii) hỗ trợ của nhà tổ chức, quản lý (iii) công bằng về chính sách, (iv) môi trường làm việc. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến chuyên gia kết quả cho thấy rằng gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận bao gồm 5 thành phần (i) nhận thức môi trường làm việc (ii) chính sách, lợi ích, (iii) văn hóa thân thiện với gia đình, (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân, (v) hài lòng . 

Gắn bó nghề 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân (Tuấn, Dũng và Duy. 2014, 2016); Một khái niệm ba thanh phần cam kết với tổ chức, để duy trì việc làm trong một tổ chức (John P. Meyer Natalie J.Allen, 2016); Đối phó với xung đột giữa công việc và gia đình: Tích hợp quan điểm cá nhân và tổ chức, Mô hình Spiral: Nỗ lực đối phó tổ chức; Nỗ lực đối phó cá nhân (Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình. 2008); Tổng quan về cam kết gắn bó với tổ chức (Thủy. 2017); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức Marphavet (Dũng. 2018); Sự hài lòng trong công việc cá nhân làm trung gian cho mối quan hệ giữa nhận thức của nhân viên về tinh thần hài hòa và hiển thị OCBs của họ (Tachia Chin, Chris Rowley. 2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lãnh đạo của ngư dân trong cộng đồng trong nghề cá quy mô nhỏ quốc tế (Abigail M. Sutton và Murray A. Rudd. 2016); Các yếu tố tác động đến việc thuê lao động của hộ kinh doanh ở Bình Thuận (Hà và Toại. 2015); Cảm nhân giá trị và sự gắn kết nhân viên (Khải và Trúc 2015); Tác động của vốn tâm lý đối với sự kiệt sức trong công việc của các y tá Trung Quốc: Vai trò của người hòa giải trong cam kết của tổ chức (Bành J, Jiang X, Zhang J, Xiao R, Song Y, Feng X, et al. 2013); Quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp (Anh và Đào. 2013); Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự sẵn có của ngư dân thủ công để từ bỏ nghề cá đang suy giảm (Je Cenner  T.Daw Tr McCanahan 2009); Lợi ích cuộc sống làm việc và gắn kết tổ chức: Các mô hình lý thuyết và lợi ích tự quan tâm (Wendy J. Casper Christopher M. 2008); Phát triển nghề nghiệp người Mỹ gốc Á: Một phân tích định tính (Nadya A. Fouad Neeta Kantamneni Melissa K. Smothers Yung – Lung Chen Mary Fitzpatrick Sarah Terry 2008); Hình thức việc làm có tạo nên sự khác biệt không? Công việc của những người lao động truyền thống, tạm thời và tự làm chủ (Jörg Felfe Renate Schmook Birgit Schyns Bernd Six, 2008); Dự đoán thành công nghề nghiệp khách quan và chủ quan. Một phân tích tổng hợp (Thomas WH Eby, Lillian T. Sorensen, Kelly L. Feldman, Daniel C. 2005); Cam kết, Tiếp tục và Cam kết Tiêu chuẩn đối với Tổ chức: Phân tích tổng hợp các tiền đề, Tương quan và Hậu quả (John P. Meyer David J. Stanley Lynne Herscovitch Laryssa. 2002); Một khái niệm ba thành phần cam kết với tổ chức (John P. Meyer Natalie J. 1991).

Nhận thức môi trường làm việc 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân (Tuấn, Dũng và Duy. 2014, 2016); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lãnh đạo của ngư dân trong cộng đồng trong nghề cá quy mô nhỏ quốc tế (Abigail M. Sutton và Murray A. Rudd. 2016); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên tại Co.opmart Phan Thiết (Điệp, Thi, Khuê, Ngôn, Thanh, Nhi. 2019); Tích hợp quan điểm cá nhân và tổ chức, Mô hình Spiral: Nỗ lực đối phó tổ chức; Nỗ lực đối phó cá nhân (Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình. 2008).

Chính sách, lợi ích

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên tại Co.opmart Phan Thiết (Điệp, Thi, Khuê, Ngôn, Thanh, Nhi. 2019); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức Marphavet (Dũng.2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó và khả năng bám biển của ngư dân (Tuấn, Dũng và Duy. 2014, 2016); Một khái niệm ba thanh phần cam kết với tổ chức, để duy trì việc làm trong một tổ chức (John P. Meyer Natalie J.Allen, 2016); Các yếu tố tác động đến việc thuê lao động của hộ kinh doanh ở Bình Thuận (Hà và Toại. 2015); Cảm nhận giá trị và sự gắn kết nhân viên (Khải và Trúc 2015); Quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp ( Anh và Đào. 2013); Các mô hình lý thuyết và lợi ích tự quan tâm (Wendy J. Casper Christopher M. 2008); Nỗ lực đối phó cá nhân (Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình. 2008); Dự đoán thành công nghề nghiệp khách quan và chủ quan. Một phân tích tổng hợp (Thomas WH Eby, Lillian T. Sorensen, Kelly L. Feldman, Daniel C. 2005); Một khái niệm ba thành phần cam kết với tổ chức (John P. Meyer Natalie J. 1991).

Văn hóa thân thiện

Nỗ lực đối phó cá nhân (Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình. 2008); Khi biển trở thành nhà (Phát hiện này thách thức sự khác biệt trong nghiên cứu du lịch giữa nhà và đi), Neva Leposa (2018); Chuyển đổi hậu sản xuất như một thách thức đối với nghề cá quy mô nhỏ: Thay đổi các điều kiện tiên quyết và chiến lược thích ứng ở Vùng Biển Quần đảo Phần Lan (Pekka Salmi. 2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức Marphavet, (Dũng. 2018); Dự đoán thành công nghề nghiệp khách quan và chủ quan. Một phân tích tổng hợp (Thomas WH Eby, Lillian T. Sorensen, Kelly L. Feldman, Daniel C. 2005). 

Trải nghiệm gặp gỡ người thân 

Câu cá giải trí cho cá hồi biển Tài nguyên cho ai và giá trị gì? (Malgorzata Blicharska Patrik Rönnbäck. 2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức Marphavet (Dũng. 2018); Một khái niệm ba thanh phần cam kết với tổ chức, để duy trì việc làm trong một tổ chức (John P. Meyer Natalie J.Allen, 2016); Nỗ lực đối phó cá nhân (Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình. 2008); Khi biển trở thành nhà (Phát hiện này thách thức sự khác biệt trong nghiên cứu du lịch giữa nhà và đi), Neva Leposa (2018); Một xu hướng mới trong câu cá giải trí Trung  Âu: Nhiều chuyến thăm câu cá hơn nhưng năng suất và đánh bắt thấp hơn (La Mã Martin Cech. 2018); Khi biển trở thành nhà (Phát hiện này thách thức sự khác biệt trong nghiên cứu du lịch giữa nhà và đi) (Neva Leposa. 2018); Hoàn thành giám sát đánh bắt cá với Hệ thống phát hiện tàu vũ trụ (VDS) và Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để đánh giá đánh bắt cá bất hợp pháp ở Indonesia (Nicolas Longépé và Guillaume Hajduch. 2018); Chuyển đổi hậu sản xuất như một thách thức đối với nghề cá quy mô nhỏ: Thay đổi các điều kiện tiên quyết và chiến lược thích ứng ở Vùng Biển Quần đảo Phần Lan (Pekka Salmi. 2018); Nhận dạng từ đã nói : Nguồn gốc lịch sử, các vấn đề lý thuyết hiện tại và một số hướng đi mới (David B. Pisoni, Conor T.McLenen.2016); Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự sẵn có của ngư dân thủ công để từ bỏ nghề cá đang suy giảm (Je Cenner  T.Daw Tr McCanahan. 2009); Dự đoán thành công nghề nghiệp khách quan và chủ quan. Một phân tích tổng hợp (Thomas WH Eby, Lillian T. Sorensen, Kelly L. Feldman, Daniel C. 2005);.

Hài lòng

Một nhận thức về âm dương đối với người lao động về mối quan hệ của nhân viên (Tachia Chin, Chris Rowley, 2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức Marphavet (Dũng, 2018); Cảm nhận giá trị và sự gắn kết nhân viên (Khải và Trúc, 2015); Hình thức việc làm có tạo nên sự khác biệt không? Công việc của những người lao động truyền thống, tạm thời và tự làm chủ (Jörg Felfe Renate Schmook Birgit Schyns Bernd Six, 2008); Dự đoán thành công nghề nghiệp khách quan và chủ quan. Một phân tích tổng hợp (Thomas WH Eby, Lillian T. Sorensen, Kelly L. Feldman, Daniel C. 2005); Cam kết, Tiếp tục và Cam kết Tiêu chuẩn đối với Tổ chức: Phân tích tổng hợp các tiền đề, Tương quan và Hậu quả (John P. Meyer David J. Stanley Lynne Herscovitch Laryssa, 2002).

Mối quan hệ giữa các thành phần gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

H1: Cảm nhận về nhận thức môi trường làm việc càng khó khăn, nguy hiểm sẽ  ảnh hưởng làm cho giảm súc mức độ gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

H2: Cảm nhận của ngư dân về chính sách lợi ích đối với họ, ảnh hưởng đến gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

H3: Cảm nhận về văn hóa thân thiện với gia đình họ, ảnh hưởng đến gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

H4: Cảm nhận của ngư dân về cuộc trải nghiệm gặp gỡ người thân của họ, ảnh hưởng đến gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

Chi tiet MH SEM 1

 

Mối quan hệ giữa sự hài lòng nghề đánh bắt cá trên biển với nhận thức môi trường làm việc, chính sách lợi ích, văn hóa thân thiện với gia đình, trải nghiệm gặp gỡ người thân. 

H5: Mức độ nhận thức môi trường làm việc càng nguy hiểm cho nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận ảnh hưởng làm giảm trực tiếp đến hài lòng của họ.

H6: Chính sách lợi ích cho nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến hài lòng của họ.

H7: Văn hóa thân thiện của nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến hài lòng của họ.

H8: Trải nghiệm gặp gỡ người thân của nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến hài lòng của họ.
Chi tiet MH SEM 2

 

H9: Mức nhận thức môi trường làm việc của ngư dân tàu đánh bắt cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển.  

H10: Chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển.

H11: Văn hóa thân thiện với gia đình của ngư dân nghề đánh bắt cá Bình Thuận ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển.

Chi tiet MH SEM 3

 

H12: Chính sách lợi ích cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức môi trường làm việc trên biển.

H13: Văn hóa thân thiện với gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức môi trường làm việc trên biển.

H14: Trải nghiệm gặp gỡ người thân trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức môi trường làm việc trên biển.

Chi tiet MH SEM 4

 

H15: Chính sách lợi ích cá nhân có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa thân thiện với gia đình của họ, có người nhà làm việc nghề đánh bắt cá trên biển.

Chi tiet MH SEM 5

 

Chi tiet MH SEM 6 

 

Tác động hài lòng nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận, họ sẽ gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển lâu dài (Hình 2.7).

(Nguồn: xây dựng của tác giả)

MH SEM

 

  • Kết quả thảo luận cùng với chuyên gia

 

Kết quả thảo luận cho thấy: gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận bao gồm 05 thành phần: (i) nhận thức môi trường làm việc, (ii) chính sách, lợi ích, (iii) văn hóa thân thiện với gia đình, (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân và (v) hài lòng. Như vậy, theo nhận định của các chuyên gia thì mô hình gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân Bình Thuận ngoài 04 thành phần như mô hình lý thuyết của tác giả Anat Drach-Zahirl, Anit Somech, trong Sổ tay hội nhập công việc và gia đình (2008) thì còn 01 thành phần nữa là hài lòng cảm nhận (cảm nhận chủ quan của ngư dân tàu cá Bình Thuận về sự gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển đối với an toàn tính mạng của họ). Từ cảm nhận an toàn tính mạng khi làm nghề đánh bắt cá trên biển, còn có yếu tố thứ (iii) văn hóa thân thiện với gia đình kết hợp với yếu tố thứ (iv) trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển tạo nên một môi trường biển thú vị cho mọi người quan tâm khám phá du lịch ra biển, đảo (Phú Quý, Trường Sa, … Và vậy, đây chính là thành phần mới của sự gắn bó nghề đánh bắt cá trên trên biển của ngư dân tàu cá tại Việt Nam: nghiên cứu điển hình ngư dân tàu cá tỉnh Bình Thuận.

Qua kết quả thảo luận cũng cho thấy: ba mươi bốn biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường khái niệm gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân Bình Thuận và các thành phần của nó đã được hình thành. Cụ thể như sau:

Thang đo nhận thức môi trường làm việc (kỳ vọng -) 

Khái niệm nhận thức môi trường làm việc trên biển được đo lường bởi 09 biến quan sát (được trình bày số thứ tự STT – I, trong bảng 3…) kỳ vọng âm, môi trường, ngư trường càng khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng do thiên tai, xung đột ngư trường, lãnh hải quốc gia… mức độ gắn bó nghề đánh bắt cá của ngư dân càng giảm, ngược lại ngư dân thú vị, trải nghiệm khi hoàn thành chuyến đi biển. Nhận thức môi trường làm việc thể hiện sự nhận biết của ngư dân tàu cá Bình Thuận đối với nghề đánh bắt cá trên biển qua chuyến đi làm việc nhiều ngày ra biển, đảo (Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc, Cần Giờ …), sản phẩm thủy sản khai thác từ biển, thương hiệu đặc trưng như nước mắm Phan Thiết, du lịch biển Mũi Né … thưởng thức các món thủy đặc sản Bình Thuận. Các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nhận thức môi trường làm việc trên biển sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu các tác giả Anat Drach-Zahirl, Anit Somech (2008); Tuấn, Dũng & Duy (2014, 2016); (Nicolas Longépé và Guillaume Hajduch. 2018); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên tại Co.opmart Phan Thiết (Điệp, Thi, Khuê, Ngôn, Thanh, Nhi. 2019); Abigail M. Sutton và Murray A. Rudd (2016). 

Thang đo chính sách, lợi ích (kỳ vọng +)

Khái niệm chính sách lợi ích cá nhân được đo lường bởi 07 biến quan sát (được trình bày số thứ tự STT – II, trong bảng 3…) thể hiện sự nhận biết của ngư dân tàu cá Bình Thuận đối với nghề đánh bắt cá trên biển qua thu nhập tiền công, tiền lương nghề đánh bắt cá; chính sách an sinh xã hội như: bảo hiểm xã hội, tai nạn, y tế, thất nghiệp; chính sách con em ngư dân được miễn giảm học phí; chính sách khen thưởng, ghi nhận gia đình ngư dân Bình Thuận có thâm niên làm việc nghề cá trên biển. Các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển, sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu các tác giả Anat Drach-Zahirl, Anit Somech (2008); Tuấn, Dũng & Duy (2014, 2016); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên tại Co.opmart Phan Thiết (Điệp, Thi, Khuê, Ngôn, Thanh, Nhi. 2019); Je Cenner T.Daw Tr McCanahan (2009); Wendy J. Casper Christopher M (2008).

 Thang đo văn hóa thân thiện với gia đình (kỳ vọng +)

Khái niệm văn hóa thân thiện với gia đình trên biển được đo lường bởi 05 biến quan sát (được trình bày số thứ tự STT – III, trong bảng 3…) thể hiện văn hóa thân thiện với gia đình của ngư dân tàu cá Bình Thuận đối với nghề đánh bắt cá trên biển qua việc chủ tàu, chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho gặp gỡ hoặc quan tâm chăm lo đời sống gia đình ngư dân qua nghiệp đoàn nghề cá; thăm hỏi động viên tinh thần, vật chất những ngày lễ hội gia đình ngư dân Bình Thuận. Các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm ăn hóa thân thiện với gia đình tới ngư dân làm nghề đánh bắt cá trên biển, sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu các tác giả Anat Drach-Zahirl, Anit Somech (2008); Dũng (2018); Tachia Chin, Chris Rowley (2018); Nadya A. Fouad Neeta Kantamneni Melissa K. Smothers Yung – Lung Chen Mary Fitzpatrick Sarah Terry. 2008). 

 

Thang đo trải nghiệm, gặp gỡ người thân (kỳ vọng +)

Khái niệm trải nghiệm, gặp gỡ người thân ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển được đo lường bởi 05 biến quan sát (được trình bày số thứ tự STT – IV, trong bảng 3…) thể hiện trải nghiệm, gặp gỡ người thân của ngư dân tàu cá Bình Thuận đối với nghề đánh bắt cá trên biển qua chuyến đi làm việc nhiều ngày ra biển, đảo Trường Sa, sản phẩm thủy sản khai thác từ biển, thương hiệu đặc trưng như nước mắm Phan Thiết, du lịch biển Mũi Né … thưởng thức các món thủy đặc sản Bình Thuận. Các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm trải nghiệm, gặp gỡ người thân ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển, sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu các tác giả Anat Drach-Zahirl, Anit Somech (2008); Tuấn, Dũng & Duy (2014, 2016); Abigail M. Sutton và Murray A. Rudd (2016).

Thang đo sự hài lòng (kỳ vọng +)

Khái niệm sự hài lòng nghề đánh bắt cá trên biển được đo lường bởi 05 biến quan sát (được trình bày số thứ tự STT – V, trong bảng 3…) thể hiện sự hài lòng về nhận thức môi trường làm việc, chính sách lợi ích, văn hóa thân thiện với gia đình, trải nghiệm, gặp gỡ người thân của ngư dân tàu cá Bình Thuận đối với nghề đánh bắt trên biển. Các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nhận thức môi trường làm việc trên biển sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào nghiên cứu các tác giả Tachia Chin, Chris Rowley (2018); John P. Meyer David J. Stanley Lynne Herscovitch Laryssa (2002). 

Thiết kế phiếu khảo sát

 ST = f (AW, PB, CF, RE) (1)

 SA = f (AW, PB, CF, RE) (2)

 ST = f (SA) (3)

Tất cả các biến trong mô hình được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ (Likert R.A., 1932).

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5

 

Bảng 3…  Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển

 

Số thứ tự Thang đo và thành phần Ký hiệumã hóa
I Nhận thức môi trường làm việc  H1 = AW
1 Môi trường làm việc trên biển gia đình lo lắng AW1
2 Môi trường làm việc trên biển, ngoài trời, thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng  AW2
3 Môi trường làm việc bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro: xung đột ngư trường, lãnh hải hay bị tấn công bởi tàu lạ nước ngoài  AW3
4 Ngư trường bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thường xảy ra bão tố làm chìm tàu và ngư dân đánh bắt cá trên biển AW4
5 Ngư trường đánh bắt cá thay đổi nhiều nơi, phải đi xa  AW5
6 Nghề đánh bắt cá làm việc trên tàu cá ở ngoài biển khơi AW6
7 Nghề cá xa bờ cô đơn và rủi ro cao hơn nghề khác  AW7
8 Nghề đánh bắt cá theo chuyến biển nhiều ngày ngư dân mới được quay vào bờ về thăm gia đình; ngư dân làm việc trên tàu và ngủ tại đó AW8
9 Ngư dân tàu cá ngoài khơi, được nhà quản lý theo dõi, giám sát hành trình khai thác thủy sản qua thiết bị truyền thông từ xa AW9
II Chính sách, lợi ích H2 = PB
10 Ngư dân làm việc không ký kết hợp đồng lao động quy định, nên không được hưởng chính sách: BHXH, y tế, tai nạn, thất nghiệp, hưu trí  PB1
11 Thu nhập ngư dân nghề cá chưa đủ trang trải cho gia đình PB2
12 Ngư dân thiếu sự quan tâm của địa phương: miễn giảm học phí, quà ngày lễ, gia đình truyền thống đi biển PB3
13 Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do sự cố thiết bị công nghệ hoặc thiên tai do thời tiết xấu bất thường   PB4
14 Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do xung đột về lãnh hải, biển đảo quốc gia  PB5
III Văn hóa thân thiện với gia đình H3 = CF
15 Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức giao lưu gặp gỡ vào những dịp Tết, đám tiệc tại gia đình, tổ chức du lịch, nghỉ mát hàng năm CF1
16 Chủ tàu, nghiệp đoàn thăm hỏi gia đình ngư dân, tặng quà vào dịp lễ Tết, khai giảng hay gặp bệnh, hoàn cảnh khó khăn     CF2
17 Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức cho người thân gia đình gặp gỡ ngư dân tại nơi làm việc ngoài biển khơi CF3
18 Ngư dân nghề đánh bắt cá sẽ đào tạo con em theo nghề cá truyền thống CF4
19 Ngư dân được hưởng những ngày nghỉ theo Luật lao động để chăm lo hạnh phúc gia đình CF5
IV Trải nghiệm, gặp gỡ người thân H4 = RE
20 Khi chủ tàu, nghiệp đoàn nghề cá có ý định tổ chức chuyến đi an toàn cho gia đình gặp gỡ người thân tại nơi ngư dân đánh cá ngoài biển khơi RE1
21 Ngư dân cho gia đình trải nghiệm ra biển thăm cho biết nơi làm việc trên tàu cá ngoài khơi để giảm bớt lo lắng RE2
22 Tổ chức nhà nghỉ giá rẻ, trải nghiệm, gặp gỡ người thân gần nơi bến cảng neo đậu tàu cá RE3
23 Khi có tổ chức du lịch trải nghiệm trên biển, ngư dân giới thiệu bạn bè, người thân tham gia RE4
24 Khi nghề đánh bắt cá trên biển bị thu hẹp ngư trường và sản lượng đánh bắt giảm dần, ngành du lịch trải nghiệm ra biển, đảo là hợp với chủ trương của Chính phủ     RE5
V Hài lòng H6 = SA
25 Tôi hài lòng môi trường làm việc trên biển SA1
26 Tôi hài lòng chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển SA2
27 Tôi hài lòng văn hóa thân thiện với gia đình vùng biển SA3
28 Tôi hài lòng trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biển SA4
29 Tôi hài lòng với nghề đánh bắt cá trên biển SA5
VI Gắn bó nghề   H7 = ST
30 Tôi gắn bó với nghề đánh bắt cá trên biển  ST1
31 Tôi rất tự hào là ngư dân của tỉnh Bình Thuận ST2
32 Tôi sẽ động viên thế hệ con em nối tiếp nghề cá ST3
33 Tôi sẽ gắn bó nghề cá truyền thống của gia đình ST4
34 Tôi cố gắng làm việc tốt nghề đánh bắt cá trên biển ST5

thứ tựThang đo và thành phầnKý hiệu

mã hóaINhận thức môi trường làm việc H1 = AW1Môi trường làm việc trên biển gia đình lo lắngAW12Môi trường làm việc trên biển, ngoài trời, thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng AW23Môi trường làm việc bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro: xung đột ngư trường, lãnh hải hay bị tấn công bởi tàu lạ nước ngoài AW34Ngư trường bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thường xảy ra bão tố làm chìm tàu và ngư dân đánh bắt cá trên biểnAW45Ngư trường đánh bắt cá thay đổi nhiều nơi, phải đi xa AW56Nghề đánh bắt cá làm việc trên tàu cá ở ngoài biển khơiAW67Nghề cá xa bờ cô đơn và rủi ro cao hơn nghề khác AW78Nghề đánh bắt cá theo chuyến biển nhiều ngày ngư dân mới được quay vào bờ về thăm gia đình; ngư dân làm việc trên tàu và ngủ tại đóAW89Ngư dân tàu cá ngoài khơi, được nhà quản lý theo dõi, giám sát hành trình khai thác thủy sản qua thiết bị truyền thông từ xaAW9IIChính sách, lợi íchH2 = PB10Ngư dân làm việc không ký kết hợp đồng lao động quy định PB111Ngư dân làm việc được trả thu nhập không caoPB212Ngư dân không được hưởng chính sách quy định: BHXH, y tế, tai nạn, thất nghiệp, hưu tríPB313Ngư dân thiếu sự quan tâm của địa phương: miễn giảm học phí, quà ngày lễ, gia đình truyền thống đi biểnPB414Thu nhập ngư dân nghề cá đủ trang trải cho gia đìnhPB515Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do sự cố thiết bị công nghệ hoặc thiên tai do thời tiết xấu bất thường  PB616Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do xung đột về lãnh hải, biển đảo quốc gia PB7IIIVăn hóa thân thiện với gia đìnhH3 = CF17Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức giao lưu gặp gỡ vào những dịp Tết, đám tiệc tại gia đình, tổ chức du lịch, nghỉ mát hàng nămCF118Chủ tàu, nghiệp đoàn thăm hỏi gia đình ngư dân, tặng quà vào dịp lễ Tết, khai giảng hay gặp bệnh, hoàn cảnh khó khăn    CF219Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức cho người thân gia đình gặp gỡ ngư dân tại nơi làm việc ngoài biển khơiCF320Ngư dân nghề đánh bắt cá sẽ đào tạo con em theo nghề cá truyền thốngCF421Ngư dân được hưởng những ngày nghỉ theo Luật lao động để chăm lo hạnh phúc gia đìnhCF5IVTrải nghiệm, gặp gỡ người thânH4 = RE22Khi chủ tàu, nghiệp đoàn nghề cá có ý định tổ chức chuyến đi an toàn cho gia đình gặp gỡ người thân tại nơi ngư dân đánh cá ngoài biển khơiRE123Ngư dân cho gia đình trải nghiệm ra biển thăm cho biết nơi làm việc trên tàu cá ngoài khơi để giảm bớt lo lắngRE224Tổ chức nhà nghỉ giá rẻ, trải nghiệm, gặp gỡ người thân gần nơi bến cảng neo đậu tàu cáRE325Khi có tổ chức du lịch trải nghiệm trên biển, ngư dân giới thiệu bạn bè, người thân tham giaRE426Khi nghề đánh bắt cá trên biển bị thu hẹp ngư trường và sản lượng đánh bắt giảm dần, ngành du lịch trải nghiệm ra biển, đảo là hợp với chủ trương của Chính phủ    RE5VHài lòngH6 = SA27Tôi hài lòng môi trường làm việc trên biểnSA128Tôi hài lòng chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá trên biểnSA229Tôi hài lòng văn hóa thân thiện với gia đình vùng biểnSA330Tôi hài lòng trải nghiệm, gặp gỡ người thân trên biểnSA431Tôi hài lòng với nghề đánh bắt cá trên biểnSA5VIGắn bó nghề  H7 = ST32Tôi gắn bó với nghề đánh bắt cá trên biển ST133Tôi rất tự hào là ngư dân của tỉnh Bình ThuậnST234Tôi sẽ động viên thế hệ con em nối tiếp nghề cáST335Tôi sẽ gắn bó nghề cá truyền thống của gia đìnhST436Tôi cố gắng làm việc tốt nghề đánh bắt cá trên biểnST5

 

Mô hình có 6 thang đo với 36 biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường khái niệm gắn bó nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận.

 

Thông tin này, khi Hội đồng, Nhà Trường tìm hiểu thêm khi cần thiết sẽ liên hệ với Quý Chuyên gia về các câu hỏi khảo sát nêu trên, có dễ hiểu hay khó hiểu trong nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân./.   

Trân trọng cảm ơn!

NCS: Nguyễn Anh Tuấn 

Mobile: 0931544300 – 0907117031

 

TP.HCM, ngày 30 tháng 4  năm 2019

NCS. Nguyễn Anh Tuấn

Hinh ten LATS. GAN BO TREN BIEN CUA NGU DAN TAU CA BINH THUAN

Khao sat ND Phan Thiet 2 Khao sat ND Phan Thiét1 Khao sat ND Phan Thiet3

Đánh cá xa bờ: mưu sinh trên đầu ngọn sóng

Hàng loạt lao động bị cưỡng bức trên các tàu cá đánh bắt xa bờ ở Việt Nam

Lạm dụng quyền và lao động cưỡng bức trong ngành đánh cá của Thái Lan

IMG_20181202_083558 IMG_20181202_083934

IMG_20181202_083935 IMG_20181202_084023 IMG_20181202_084043 IMG_20181202_085203 IMG_1544226032369_1544227261541 IMG_1544226052795_1544227264904 IMG_1544226080845_1544227272823 IMG_1544226090917_1544227277248

Tau thu mua caTau ca Binh ThuanScreenshot_20180923-114516Lao dong cuong buc tren bien

Huy động thêm tàu cá tìm kiếm 9 ngư dân mất tích trong vụ chìm tàu - 1doi-dien-tu-than-25-gio-tren-bien-ngu-dan-het-den-xe-hong-khi-thay-tau-1705Screenshot_20180909-165627 Screenshot_20180909-165636 Screenshot_20180909-165645

1.3. Lý do chọn đề tài (Reason for choosing topic)

Hoạt động nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá ở nước ta được hình thành từ rất sớm, có địa thế bờ biển dài 3.260 km, có hàng trăm ngàn ngư dân ven biển 28 tỉnh, thành trong cả nước đã gắn bó nghề đánh bắt trên biển, đối với ngư dân thuyền là nhà, ngư lưới cụ là thiết bị phục vụ sản xuất thủy hải sản trên biển. khoa học công nghệ phát triển, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam được nâng lên, quy mô tàu cá khá lớn, hoạt động đánh bắt thủy hải xa bờ và hợp tác khái thác với các nước trong khu vực.

Nghề đánh bắt trên biển ở nước ta đóng một vai trò khá quan trọng, việc tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi, bám biển dài ngày là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đồng thời, đó cũng là cơ sở, môi trường quan trọng để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của đất nước về nguồn tài nguyên biển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngư dân, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển.

Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát mà Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:

– Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển… Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Sau khi điều nghiên qua 28 tỉnh thành có tiếp giáp với biển, tôi thấy thông tin nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá Tỉnh Bình Thuận. Với sự đam mê nghề cá, tôi không ngừng quan tâm đến công việc của ngư dân tàu cá đánh bắt thủy hải sản ngoài khơi, mang lại nguồn thủy hải sản cung cấp cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có hơn 2.700 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày đã được trang bị đồng bộ thiết bị cơ giới khai thác, thông tin liên lạc, dò tìm cá, có hơn 30.000 ngư dân đang hoạt động ngoài biển khơi. Nghề cá và ngành du lịch biển đang phát triển, cho nên tôi chọn Đề tài “Gắn bó nghề đánh bắt trên biển của ngư dân tàu cá Bình Thuận” làm Luận án Tiến sĩ.

Tuy nhiên, ngành khai thác thủy sản trên biển cũng bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phát huy đúng mức tiềm năng, lợi thế để nâng cao mức đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) nghề đánh bắt thủy sản trên biển còn thấp so với mục tiêu đề ra và có xu hướng chửng lại. Khai thác hải sản đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm mạnh do tình trạng khai thác quá mức liên tục nhiều năm; tàu cá công suất nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, nhiều nghề khai thác gây nguy hại cho môi trường và nguồn lợi thủy sản chưa được kiểm soát, khống chế, mặc dù sản lượng khai thác bình quân hàng năm của tỉnh đạt trên 200 ngàn tấn, đứng thứ 4 cả nước song chủ yếu là cá nổi và hải sản gần bờ nên giá trị thấp; công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu cá còn hạn chế nên tổn thất sau khai thác còn khá cao; thu nhập lao động biển thấp, đời sống ngư dân còn nhiều khó khăn.

Bài đang viết: Bài đang viết

Về đầu trang